Công thức tính chu vi và diện tích các hình học cơ bản
Việc biết và ghi nhớ các công thức hình học là điều rất cần thiết đối với học sinh tiểu học. Đây là những kiến thức cơ bản sẽ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ toán học đến khoa học tự nhiên và công nghệ. Dưới đây là các công thức hình học cơ bản mà học sinh tiểu học cần nắm vững:
Hình vuông
Chu vi hình vuông: P = a x 4 (P: chu vi; a: cạnh)
Cạnh hình vuông khi biết chu vi: a = P : 4 (a: cạnh)
Diện tích hình vuông: S = a x a (S: diện tích)
Hình chữ nhật
Chu vi hình chữ nhật: P = (a + b) x 2 (P: chu vi)
Nửa chu vi hình chữ nhật: P : 2
Chiều dài hình chữ nhật khi biết chu vi: a = P : 2 – b (a: chiều dài)
Chiều rộng hình chữ nhật khi biết chu vi: b = P : 2 – a (b: chiều rộng)
Diện tích hình chữ nhật: S = a x b (S: diện tích)
Chiều dài hình chữ nhật khi biết diện tích: a = S : a
Chiều rộng hình chữ nhật khi biết diện tích: b = S : b
Hình bình hành
Chu vi hình bình hành: P = (a + b) x 2 (a: độ dài đáy, b: cạnh bên)
Diện tích hình bình hành: S = a x h (a: độ dài đáy, h: chiều cao)
Độ dài đáy hình bình hành: a = S : h
Chiều cao hình bình hành: h = S : a
Công thức hình thoi
Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau, có các góc đối diện bằng nhau. Hình thoi là một dạng đặc biệt của một hình bình hành.
- Chu vi hình thoi: P = a x 4 (a: độ dài cạnh)
- Độ dài cạnh hình thoi khi biết chu vi: a = P : 4 (P: chu vi)
- Diện tích hình thoi: S = d(1) x d(2) : 2 (d(1): đường chéo thức nhất, d(2): đường chéo thức hai)
- Đường chéo thứ nhất của hình thoi: d(1) = S x 2 : d(2)
- Đường chéo thứ hai của hình thoi: d(2) = S x 2 : d(1)
- Tích hai đường chéo của hình thoi: d(1) x d(2) = S : 2
Công thức tam giác
Tam giác là hình hai chiều phẳng có ba đỉnh là ba điểm không thẳng hàng và ba cạnh là ba đoạn thẳng nối các đỉnh với nhau. Tam giác là đa giác có số cạnh ít nhất (3 cạnh). Một tam giác có các cạnh AB, BC và AC được ký hiệu là
- Chu vi tam giác thường: P = a + b + c (P: chu vi, a, b, c lần lượt là độ dài 3 cạnh của tam giác.)
- Chu vi tam giác cân: P = 2.a + c (a: độ dài 2 cạnh bên, c: độ dài đáy)
- Chu vi tam giác đều: P = a + a + a = 3 x a (a: độ dài cạnh)
- Diện tích tam giác: S = (a x h) : 2 (a: cạnh đáy, h: chiều cao)
- Diện tích tam giác vuông: S = (a x a) : 2
- Chiều cao tam giác: h = (S x 2) : a (h : chiều cao)
Công thức hình thang
Hình thang
Hình thang trong là một tứ giác lồi có hai cạnh đối song song. Hai cạnh song song này được gọi là các cạnh đáy của hình thang. Hai cạnh còn lại gọi là hai cạnh bên.
Chu vi và diện tích hình thang
- Chu vi hình thang: P = a + b + c + d (P là chu vi; a,b là 2 cạnh đáy; c,d là 2 cạnh bên)
- Diện tích hình thang: S = (a + b) x h : 2 (S: diện tích; a: đáy bé; b: đáy lớn; h: chiều cao)
- Chiều cao hình thang: h = S x 2 : ( a + b )
- Đáy lớn hình thang: a = S x 2 : h – b
- Đáy bé hình thang: b = S x 2 : h – a
- Tích hai đáy của hình thang: (a + b) = S x 2 : h
Công thức tính hình tròn
Bán kính hình tròn:
bán kính r = đường kính d : 2 hoặc r = chu vi C : 2 x 3,14 (r là bán kính, d là đường kính, C là chu vi)
Đường kính hình tròn:
đường kính d = r x 2 hoặc d = C : 3,14
Chu vi hình tròn:
chu vi C = r x 2 x 3,14 hoặc C = d x 3,14
Diện tích hình tròn:
diện tích S = r x r x 3,14
Tích hai bán kính hình tròn:
tích hai bán kính r x r = S : 3,14
Diện tích hình quạt tròn:
diện tích S = l x π / 2 ( π: hằng số Pi (π=3.14); l: độ dài cung)
Công thức tính hình hộp chữ nhật
Hình hộp chữ nhật là một hình không gian có 6 mặt đều là hình chữ nhật. Hai mặt đối diện nhau của hình chữ nhật được xem là hai mặt đáy của hình chữ nhật. Các mặt còn lại đều là mặt bên của hình chữ nhật.
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật:
Sxq = Pđáy x h (Pđáy: chu vi đáy; h: đường cao)
Chu vi đáy hình hộp chữ nhật:
Pđáy = Sxq : h
Chiều cao hình hộp chữ nhật:
h = Sxq : Pđáy
Pđáy hình hộp chữ nhật = (a + b) x 2 (a: chiều dài; b: chiều rộng)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật:
Stp = Sxq + S2đáy
Sđáy hình hộp chữ nhật = a x b (a: chiều dài; b: chiều rộng)
Thể tích hình hộp chữ nhật:
V = a x b x c (a: chiều dài; b: chiều rộng; c: chiều cao)
Công thức tính hình lập phương
Hình lập phương
Một hình lập phương có sáu mặt vuông, tất cả các mặt này đều có các cạnh bằng và vuông góc với nhau.
- Diện tích xung quanh hình lập phương: Sxq = (a x a) x 4 (a: cạnh)
- Cạnh hình lập phương: a = √(Sxq ÷ 4)
- Diện tích toàn phần hình lập phương: Stp = (a x a) x 6
- Cạnh hình lập phương: a = √(Stp ÷ 6)
- Thể tích hình lập phương: V = a x a x a hay V = a3
Hình hộp chữ nhật
Hình hộp chữ nhật là một hình không gian có 6 mặt đều là hình chữ nhật. Hai mặt đối diện nhau của hình chữ nhật được xem là hai mặt đáy của hình chữ nhật. Các mặt còn lại đều là mặt bên của hình chữ nhật.
- Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật: Sxq = Pđáy x h (: đường cao)
- Chu vi đáy hình hộp chữ nhật: Pđáy = Sxq ÷ h
- Chiều cao hình hộp chữ nhật: h = Sxq ÷ Pđáy
- Pđáy hình hộp chữ nhật: Pđáy = (a + b) x 2 (a: chiều dài; b: chiều rộng)
- Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật: Stp = Sxq + S2đáy
- Sđáy hình hộp chữ nhật: Sđáy = a x b
- Thể tích hình hộp chữ nhật: V = a x b x c
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh_h%E1%BB%8Dc